Làng đồ gỗ Đồng Kỵ từng là 1 làng nghề sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất, là trung tâm mua sắm đồ gỗ nội thất cao cấp tại khu vực các tỉnh phía Bắc. Nhưng khoảng từ 3 năm trở lại đây do dịch Covid-19 không còn thấy bóng dáng người mua hàng trên những showroom nội thất rộng hàng nghìn mét vuông dọc những tuyến đường chính trong làng, các xưởng sản xuất cắt giảm nhân công.
Làng nghề Đồng Kỵ danh tiếng một thời giờ ra sao?
Cách đây khoảng 20 năm về trước, thôn Đồng Kỵ xã Đồng Quan thị xã Từ Sơn, nay là Phường Đồng Kỵ có khoảng hơn 500 doanh nghiệp tư nhân ra đời nhờ sự phát triển vượt bậc của nghề gỗ mỹ nghệ. Chính vì vậy làng còn được gọi là làng tỷ phú hay làng giám đốc, cứ bước chân ra ngõ là gặp giám đốc.
Nơi đây được xem là khu vực trọng điểm về nền kinh tế của thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), bởi chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn nhiều doanh nghiệp đã biết biết vận dụng cơ chế thị trường, buôn bán thành thạo cho nên nhiều người vốn chỉ quen với tay đục tay tràng nay đã mạnh dạn đứng lên thành lập doanh nghiệp để đưa các sản phẩm vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.
Đồ gỗ mỹ nghệ nơi đây được làm hết sức khéo leó, tỷ mỉ, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, làm đồ ngang, xẻ gỗ thành tấm theo kích thước đã định đến khâu trạm khắc và hoàn thiện. Người thợ với đôi bàn tay khéo léo trạm khắc những hoa văn độc đáo hay hình những con rồng con phượng,… tạo thành những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có đường nét tinh xảo. Những loại gỗ tự nhiên được sử dụng để đóng đồ nội thất ở làng nghề Đồng Kỵ thường là những loại gỗ quý như: gỗ trắc, cẩm lai, cate hay gỗ hương,… Nhờ vào độ bền của loại gỗ này người nghệ nhân dễ dàng chế tác hơn, những loại gỗ này còn mang một mùi hương đặc trưng mà nhiều người rất thích. Ngày ấy, chỉ cần ghé thăm bất cứ gia đình nào trong làng cũng thấy không khí làm việc khẩn trương nhanh nhẹn cả chủ lẫn thợ đều tất bật.
Khi được hỏi về làng Đồng Kỵ cái thời “Phất lên” ấy cảm xúc của mọi người vẫn không ngừng bồi hồi mà nhớ lại, Ông Ngô Xuân Tạo hồ hởi chia sẻ: Cách đây mấy năm, còn có báo chí về phỏng vấn tôi đấy. Hồi trước phường tôi gia đình nào cũng thuộc diện giàu có, dư giả, mỗi hộ dân ít nhất cũng có từ vài trăm triệu đến vài tỷ để trong nhà. Những hộ buôn bán lớn có hàng chục hàng trăm tỷ là chuyện bình thường. Ấy vậy mà bây giờ lại phải bán tháo nhà cửa, đất đai, tài sản.
Khốn đốn vì dịch bệnh
Sự phát triển nhanh chóng của làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ kéo dài đến những năm gần đây thì bị chững lại, không còn cảnh xe gỗ tấp nập ra vào làng, nhiều cửa hàng, xưởng gỗ ìm lìm, máy móc đồ dùng chế tạo đồ gỗ dồn hết vào một góc. Nguyên nhân do sản xuất ra quá nhiều mà đầu ra thì hạn chế, thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc thì đang tụt dốc thê thảm, lượng khách mua ngày một ít đi.
Ông Phan Văn Phú ngậm ngùi chia sẻ: khoảng 2 năm gần đây, từ khi có dịch covid-19 hàng sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội địa, không có khách Trung Quốc nữa. tai xưởng chỗ ông làm trước đây 15-16 nhân công mới đủ làm hàng trả khách, bây giờ cắt giảm còn 4 nhân công , tôi may mắn vẫn có việc để làm chứ ở đây những người thợ cũ thất nghiệp nếu còn trẻ thì đi công nhân làm công ty trong khu công nghệp còn những người già cả có tuổi ở lại loay hoay tìm được việc gì khác thì làm việc đó qua ngày thôi chứ nghề mộc thì ít rồi không còn nhiều việc như trước nữa.

Chợ gỗ Phù Khê trước đây tấp nập người mua còn bây giờ vắng như chùa Bà Đanh
Ông Lương Văn Hữu đã có hơn 10 năm làm nghề mộc ở làng nghề Đồng Kỵ cho biết: Làng gỗ Đồng Kỵ chưa bao giờ vắng vẻ như bây giờ mấy năm trước ừ thì cũng vắng không được như thời hào quang nhưng ít ra vẫn còn có đơn xuất khẩu ra nước ngoài, trong nước cũng tiêu thụ được. Còn hiện tại, vắng tanh không khác gì chùa bà đanh, nhà nào còn xoay sở được đơn hàng thì còn giữ lại vài người thợ, còn không thì cũng cắt giảm hết.
Đặc biệt trong tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp các hoạt động xuất khẩu giao thương buôn bán với thị trường Trung Quốc coi như Đóng Băng, thị trường trong khối liên minh Châu Âu cũng đình trệ thời gian dài do dịch bệnh.
Trong khi đó, thị trường trong nước cũng không mấy khả quan, tiêu thụ chậm, sự cạnh tranh về mẫu mã khắt khe, mặt hàng tiêu thụ chính lại là gỗ mun, gỗ hương có giá thành vừa phải. Riêng loại gỗ trắc có giá đắt đỏ gấp 2-3 lần thì chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Đòi hỏi tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cao, gia công tỷ mỉ nên giá thành bán ra thị trường của các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ sẽ cao hơn các sản phẩm gỗ khác, chính vì vậy trong tình hình kinh tế khó khăn do dịch bênh thì canh tranh lại càng khó.
Chị Phạm Thị Nhung chủ một xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất nhỏ trong làng Đồng Kỵ cho biết: Đơn hàng ko có đa phần các hộ sản xuất đều khóa cửa xưởng, như nhà tôi máy móc xếp vào 1 góc, gỗ nguyên liệu thì ngổn ngang. Để duy trì nguồn thu nhập chồng tôi cũng phải xoay sở sang đi xẻ gỗ thuê, bán gỗ xỉ chứ cũng không biết làm gì được.
Theo lời chị Nhung những năm trước thị trường gỗ đang lên nhiều người làm ăn phất lên nhanh chóng nhưng sau đó thị trường đảo chiều nhiều người lúc ôm gỗ thì giá cao đến khi bán giá thấp khiến lợi nhuận sụt giảm thâm hụt cả vốn lẫn gốc. Lúc thị trường đi lên người ta vay nhiều cố cứ nghĩ giá còn lên nữa nhưng hóa ra sau giá càng ngày càng giảm xuống thấp họ không bán kịp thế là lỗ.
Cái giá phải trả cho việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Lý giải cho tình trạng này nhiều chủ cơ sở sản xuất tại Đồng Kỵ cho biết từ trước đến giờ thị trường chính của làng nghề chủ yếu vẫn là Trung Quốc nên khi thương lái dừng thu mua sản phẩm thì tất cả các doanh nghiệp cơ sở sản xuất đều phải cầm chừng nếu không muốn phá sản.
Nếu như trước đây, mỗi tháng có thể ra 3-5 sản phẩm trị giá hàng vài trăm triệu thì nay nhiều hộ kinh doanh 6-7 tháng không bán được một bộ sản phẩm nào, trích lời của anh Quyền chia sẻ. Cũng theo lời anh Quyền, thị trường Trung Quốc hiện tại đang bị đóng băng do lệnh phong tỏa vì dịch bệnh covit kéo theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Đồng Kỵ cũng lao đao vì không thể xuất hàng được.
Theo Ông Vũ Quốc Vương chủ tịch hiệp hội gỗ Đồng Kỵ cho biết, hiện nay tình hình buôn bán đồ gỗ dù tại thị trường xuất khẩu hay trong nước của làng nghề Đồng Kỵ đang là rất chậm, tồn đọng hàng hóa, khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm, các mặt hàng sản xuất đều bị ứ đọng ế ẩm. Ngày trước vào thời cao điểm của việc buôn bán hưng thịnh dọc các con đường vào làng đâu đâu cũng nghe tiếng đục đẽo, tiếng máy khoan, máy cưa, máy xẻ rộn dàng ngõ xóm. Còn hiện nay nhà nào nhà nấy cũng chỉ sản xuất cầm chừng mỗi xưởng nhân công làm chỉ còn 1 vài người hoặc là đã đóng cửa.

Nhiều thợ mộc đã bỏ nghề vì không có việc để chuyển sang làm công nhân cho các khu công nghiệp tại Bắc Ninh
Ông Dương Đức Sinh chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết hiện nay Đồng Kỵ chỉ còn khoảng gần 100 doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ. Do không tiêu thụ được sản phẩm làm gia nên nhiều hộ gia đình bị đọng vốn ở hàng tồn và lâm vào tình trạng phá sản. Gần 40% các hộ gia đình chủ cơ sở sản xuất mộc đã bỏ nghề truyền thống để chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác để cầm cự gồng gánh trả nợ ngân hàng.
Từ đầu năm đến nay có hàng trăm thợ mộc, thợ giấy ráp của địa phương đến UBND phường xin xác nhận sơ yếu lý lịch để tìm đến các công ty trong khu công nghiệp tìm kiếm việc làm. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn thì sẽ không còn ai tiếp tục theo nghề đồ gỗ Đồng Kỵ nữa do nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản bị ngân hàng siết nợ thu hồi tài sản nên vừa qua UBND phường đã phải phối hợp với công an thị xã Từ Sơn và chị cục thi hành án để cùng các ngân hàng giải quyết vấn đề vay nợ với các doanh nghiệp, Ông Dương Đức Sinh thông tin.
Hướng chuyển mình cho làng Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Nhằm khắc phục tình hình khó khăn chung và tạo thị trường lâu dài cho làng nghề phát triển Ông Vũ Quốc Vương chủ tịch hiệp hội đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cho biết, với cương vị là chủ tịch Hiệp hội đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thì sắp tới hướng hội sẽ quy hoạch và đề ra các phương án để xây dựng trung tâm thương mại,khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.

Ông Vũ Quốc Vương chủ tịch hiệp hội đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Phường cũng đang chú trọng về đầu tư, động viên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng vì đây là những đối tượng tiên phong trong việc xây dựng phát triển làng nghề Đồng Kỵ mới với sức hút mới.
Người dân làng Đồng Kỵ cũng đã có những hướng chuyển mình bằng cách thay thế việc sử dụng gỗ hoàn toàn tự nhiên, gỗ quý hiếm trong sản xuất sang gỗ rừng trồng và nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu sang các nước Châu Âu trong thị trường của khối liên minh Châu Âu thay vì chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như những năm trước.